Trang chủ
/
Văn học
/
Hãy viết đoạn mở bài, thân bài cho đề bài: Cảm nhận về bài thơ "Độc Tiểu Thanh Kí". Lưu ý: Mở bài cần nêu được vấn đề nghị luận. Kết bài: Đánh giá lại về nội dung, nghệ thuật và đặc sắc của tác phẩm

Câu hỏi

Hãy viết đoạn mở bài, thân bài cho đề bài: Cảm nhận về bài thơ "Độc Tiểu Thanh Kí". Lưu ý: Mở bài cần nêu được vấn đề nghị luận. Kết bài: Đánh giá lại về nội dung, nghệ thuật và đặc sắc của tác phẩm

expert verifiedXác minh chuyên gia

Giải pháp

4.0(291 phiếu bầu)
avatar
Duy Hùngthầy · Hướng dẫn 5 năm

Trả lời

<div class="content-answer-1 enable-event-click" style="overflow-x:auto;text-justify:inter-word;text-align:justify"><p></p><br /><p><strong>a) Mở bài</strong></p><br /><p>- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:</p><br /><ul><br /><li>Nguyễn Du (1765 - 1820) là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng sâu sắc, bao dung, đồng thời cũng là ngòi bút phê phán hiện thực mạnh mẽ, sắc bén.</li><br /><li>Đọc Tiểu Thanh kí là một trong những bài thơ chữ Hán nổi tiếng của Nguyễn Du nói về cuộc đời bất hạnh của Tiểu Thanh, tâm sự u uất của nhà thơ về cuộc đời, xã hội lúc bấy giờ.</li><br /></ul><br /><p><strong>b) Thân bài</strong></p><br /><p><strong>* Khái quát cuộc đời Tiểu Thanh</strong></p><br /><p>- Tiểu Thanh là người Quảng Lăng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, là người rất thông minh và nhiều tài nghệ</p><br /><p>- Năm 16 tuổi làm vợ lẽ một người Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Vợ cả ghen bắt ở riêng trên một ngọn núi thuộc địa phận Hàng Châu.</p><br /><p>- Tiểu Thanh buồn khổ nên đã làm rất nhiều thơ, từ, sau đó lâm bệnh mất lúc 18 tuổi.</p><br /><p>- Tập thơ từ nàng để lại người vợ cả đem đốt, may mắn có một số bài thơ còn sót lại được người ta khắc in và đặt tên là phần dư.</p><br /><p>=&gt; Tiểu Thanh là người con gái tài sắc nhưng bạc mệnh.</p><br /><p><strong><em>* Hai câu đề:</em><span> </span></strong>Tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du với Tiểu Thanh</p><br /><p><em>“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,</em><br><em>Độc điếu song tiền nhất chỉ thư</em></p><br /><p><em>”(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang</em><br><em>Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)</em></p><br /><p>- Hình ảnh vườn hoa đẹp bên Tây Hồ nay đã trở thành bãi hoang chẳng còn lại gì</p><br /><p>- Trước đây khi Tiểu Thanh còn sống thì cảnh Tây Hồ là một vườn hoa tươi đẹp, mĩ lệ nhưng khi Tiểu Thanh chết đi thì vườn hoa ấy biến thành một bãi gò hoang</p><br /><p>-&gt; Người mất thì cảnh cũng không còn đẹp như trước nữa. Vạn vật dù xấu dù đẹp, dù lớn dù nhỏ đều chịu sự nghiệt ngã của thời gian vô tình.</p><br /><p>=&gt; Tình cảm xót xa giữa một bên là cái đẹp một bên là sự hủy diệt, sự thay đổi đến tàn khốc của hiện thực, của số phận, cái đẹp.</p><br /><p>- "Thổn thức" -&gt; tiếng khóc của Nguyễn Du thương xót, đồng cảm với phận má hồng.</p><br /><p>- "Mảnh giấy tàn" : bài viếng nàng Tiểu Thanh của Nguyễn Du</p><br /><p>-&gt; Trước cảnh tượng cùng hình ảnh con người hiện về trong đầu nhà thơ cùng giấy bút mà viết đôi dòng viếng linh hồn người con gái ấy.</p><br /><p>=&gt; Một cảnh ngộ cô đơn giữa hiện tại không có người sẻ chia để tìm về quá khứ, tìm kẻ tri âm. Người khóc và người được khóc, người quá khứ và người hiện tại đều đồng điệu một nỗi cô đơn.</p><br /><p>=&gt; Hai câu thơ thể hiện sự thương xót của nhà thơ dành cho Tiểu Thanh, người con gái tài sắc ấy lại có một cuộc đời thật bạc bẽo. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt thời gian, không gian.</p><br /><p><strong><em>* Hai câu thực</em></strong>: Số phận bi thương, uất hận của Tiểu Thanh</p><br /><p><em>"Chi phấn hữu thần liên tử hậu,</em><br><em>Văn chương vô mệnh lụy phần dư"</em></p><br /><p><em>(Son phấn có thần chôn vẫn hận,</em><br><em>Văn chương không mệnh đốt còn vương)</em></p><br /><p>- "Chi phấn" : ẩn dụ cho sắc đẹp của nàng Tiểu Thanh. -&gt; bị chôn vùi.</p><br /><p>- "Văn chương" : ẩn dụ cho tài hoa, trí tuệ của nàng. -&gt; bị đốt bỏ.</p><br /><p>-&gt; Gợi lại cuộc đời và số phận bi thương của Tiểu Thanh.</p><br /><p>=&gt; Hai câu thơ đầy ý vị ngậm ngùi, xót thương, như một tiếng khóc thầm cho số phận người con gái tài hoa bạc mệnh.</p><br /><p>=&gt; Nguyễn Du ngợi ca vẻ đẹp của Tiểu Thanh như là một vẻ đẹp hoàn thiện hoàn mĩ. Đồng thời lên án xã hội bất nhân đương thời, người phụ nữ bị coi thường khinh miệt.</p><br /><p><strong><em>* Hai câu luận</em></strong>: Niềm suy tư và đồng cảm của tác giả với Tiểu Thanh</p><br /><p><em>"Cổ kim hận sự thiên nan vấn</em><br><em>Phong vận kì oan ngã tự cư"</em></p><br /><p><em>(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,</em><br><em>Cái án phong lưu khách tự mang.)</em></p><br /><p>- "Cổ kim hận sự": Mối hận xưa nay</p><br /><p>+ Cổ: mối hận của Tiểu Thanh hay chính là của những người phụ nữ khác như nàng.</p><br /><p>+ Kim: mối hận của những người “hồng nhan bạc mệnh thời Nguyễn Du”</p><br /><p>- "Phong vận kì oan": nỗi oan lạ của những khách văn chương -&gt; Số phận cay đắng của những con người tài hoa trong xã hội xưa: có tài nên phải long đong.</p><br /><p>- “ngã tự cư” -&gt; ý thức cá nhân về nỗi đau, về người tài hoa bạc mệnh càng sâu sắc hơn.</p><br /><p>=&gt; Tác giả thay cho người phụ nữ thể hiện nỗi uất hận, hận cảnh hồng nhan bạc phận.</p><br /><p>=&gt; Quan niệm tài mệnh tương đối : những người tài hoa thì sẽ gặp tai họa. Người con gái ấy tài năng, xuất chúng cho nên sẽ gặp tai họa chứ không thể có một cuộc đời yên bình được.</p><br /><p><strong><em>* Hai câu kết</em></strong>: Từ cảm thương cho người đến xót thương cho mình</p><br /><p><em>“Bất tri tam bách dư niên hậu,</em><br><em>Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”</em></p><br /><p><em>(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,</em><br><em>Người đời ai khóc Tố Như chăng?)</em></p><br /><p>- "Tam bách dư niên" - ba trăm năm có lẻ : Con số mang tính ước lệ, ý chỉ thời gian dài.</p><br /><p>- "Tố Như" : Tên chữ của Nguyễn Du.</p><br /><p>-&gt; Câu hỏi tu từ có hướng tới một con số: ba trăm năm có lẻ - cái nhìn về tương lai dài, tuy cụ thể nhưng lại dằng dặc.</p><br /><p>-&gt; Ý thơ chuyển đột ngột từ “thương người” sang “thương mình” với khát vọng tìm được sự đồng cảm nơi hậu thế. Ông mong mình có một chút may mắn như Tiểu Thanh, mong 300 năm sau cũng có người khóc cho ông cùng với bao kẻ tài hoa khác, chia sẻ những tâm sự của cuộc đời với ông, đồng tình với những tiếng kêu trong xã hội.</p><br /><p>=&gt; Văn chương chân chính là sợi dây kết nối những tâm hồn, những trái tim biết yêu thương.</p><br /><p><strong>* Đặc sắc nghệ thuật</strong></p><br /><p>- Thể thơ thất ngôn bát cú</p><br /><p>- Từ ngữ thơ sâu sắc, đầy triết lí</p><br /><p>- Các biện pháp nghệ thuật: phép đối, câu hỏi tu từ...</p><br /><p>- Hình ảnh thơ hàm súc, giàu giá trị biểu tượng</p><br /><p>- Giọng điệu buồn thương, cảm thông, chia sẻ.</p><br /><p><strong>c) Kết bài</strong></p><br /><p>- Nêu cảm nhận của em về giá trị nội dung của bài thơ.</p><br /><p><em><span style="text-decoration: underline;"><strong>mình viết giàn ý :&gt;</strong></span></em></p></div><div class="pt12"><div></div></div>